Huyền Như đến tòa đòi biệt thự 43 tỷ cho mẹ

Sáng nay, trong chiếc áo màu xanh đậm rộng thùng thình, Huyền Như lộ rõ sự mệt mỏi khi được đưa đến tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM. 

kết quả xshcm

kết qu x s xo so vung tau

kết qu xo so da lat    

Đúng 8h ngày 15/12, Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ, ngân hàng Vietinbank chi nhánh TP HCM) cùng các bị cáo bị tạm giam được đưa đến toà rồi nhanh chóng được dẫn vào phòng lưu phạm. Nhiều bị cáo tại ngoại cũng có mặt từ rất sớm để làm thủ tục.

Mặc chiếc áo sơ mi đồng phục màu xanh đậm rộng thùng thình, Huyền Như lầm lũi, lộ rõ vẻ mệt mỏi trong ánh mắt sau cặp kính cận. Sau khi tham gia phiên tòa xét xử Nguyễn Đức Kiên tại Hà Nội với tư cách người có quyền và nghĩa vụ liên quan, Huyền Như đã được đưa vào TP HCM để dự phiên phúc thẩm vụ án lừa đảo chiếm đoạt 4.000 tỷ đồng do bị cáo và các đồng phạm thực hiện.

huyen-nhu-2-ok-1281-1418621640.jpg

Huyền Như chấp nhận mức án chung thân chỉ kháng cáo phần dân sự. Ảnh: Hải Duyên.

HĐXX phiên phúc thẩm gồm ông Quảng Đức Tuyên (Phó Chánh án Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM) làm chủ tọa và hai thẩm phán. Giữ quyền công tố là Kiểm sát viên cao cấp Nguyễn Thế Thành - Phó Viện phúc thẩm 3, cùng một kiểm sát viên dự khuyết.

Bào chữa cho Huyền Như có 2 luật sư. 32 luật sư còn lại làm nhiệm vụ bào chữa cho các bị cáo khác và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự.

Nêu ý kiến trong phần mở đầu phiên tòa, luật sư Lê Văn Tám - bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho Ngân hàng Á Châu (ACB) - đề nghị HĐXX triệu tập những người nguyên là lãnh đạo ngân hàng ACB trong đó có Nguyễn Đức Kiên, Phạm Trung Cang, Lý Xuân Hải… Ngoài ra, danh sách luật sư Tám đề nghị tòa triệu tập còn có ông Phạm Huy Hùng (nguyên chủ tịch ngân hàng Vietinbank), Nguyễn Văn Sẻ, Nguyễn Thị Minh Hương (giám đốc và phó giám đốc Vietinbank chi nhánh TP HCM) cùng một số lãnh đạo khác. "Những người này liên quan đến những sai phạm của Huyền Như nên cần thiết phải triệu tập", luật sư nói.

Luật sư của ACB cũng đề nghị HĐXX xác định lại tư cách tham gia tố tụng của luật sư Nguyễn Tấn Hùng (Đoàn luật sư Hà Nội), đại diện theo ủy quyền cho Vietinbank. "Tại phiên tòa sơ thẩm, luật sư Hùng đã cung cấp dịch vụ pháp lý cho Huyền Như với tư cách là người bào chữa, còn hôm nay luật sư Hùng lại bảo vệ quyền lợi cho Vietinbank. Điều này vi phạm Luật luật sư cũng như vi phạm đạo đức nghề nghiệp", luật sư Tám nêu.

Một luật sư khác bảo vệ quyền và lợi ích cho ngân hàng ACB cũng đề nghị tòa triệu tập nhiều cán bộ bao gồm cả người phụ trách về công nghệ thông tin, kế toán trưởng của Vietinbank ở các chi nhánh có liên quan và 29 cá nhân, tổ chức những người mà theo kết luận của cơ quan điều tra là có nhận tiền mà Huyền Như đã chiếm đoạt của ACB.

Một số luật sư khác đề nghị tòa triệu tập thêm những người có liên quan đến sai phạm của Huyền Như trong việc chiếm đoạt số tiền của tổ chức, cá nhân do mình bảo vệ.

Sau khi các luật sư nêu kiến nghị, HĐXX đã quyết định sẽ hội ý để xem xét trong thời gian nghỉ trưa.

Trong phiên xử sơ thẩm hồi cuối tháng 1, TAND TP HCM đã tuyên phạt Như mức án chung thân về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 6 năm tù về tội Làm giả con dấu tài liệu của cơ quan tổ chức, tổng hợp hình phạt bị cáo phải chấp hành là chung thân. Sau đó, Như chấp nhận mức hình phạt, chỉ kháng cáo phần dân sự khi đề nghị trả lại căn biệt thự trị giá 43 tỷ đồng thuộc dự án The Nam Hải tại Quảng Nam, vì cho rằng đây là tài sản riêng của mẹ, không phải mua bằng tiền chiếm đoạt được.

Liên quan đến vụ án, 22 bị cáo khác cũng bị kết án từ 1 năm tù treo đến 20 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản cùng các tội Cho vay lãi nặng; Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Trong đó có 13 bị cáo nguyên là trưởng, phó phòng, cán bộ các phòng giao dịch thuộc ngân hàng Vietinbank và nhiều giám đốc, phó giám đốc của các doanh nghiệp.

Được xác định là người đóng vai trò giúp sức tích cực cho Như trong việc chiếm đoạt tiền của các ngân hàng, Võ Anh Tuấn - nguyên phó giám đốc Vietinbank chi nhánh Nhà Bè - nhận mức án 20 năm tù, Đào Thị Tuyết Nhung 10 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ngoài ra bị cáo Nhung còn bị phạt 2 năm tù về tội Cho vay lãi nặng. Hai bị cáo này đều có đơn xin giảm nhẹ hình phạt, trong khi VKSND đã kháng nghị theo hướng tăng hình phạt đối với hai bị cáo này.

16 bị cáo khác cũng có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và kêu oan. Hầu hết bị hại và nguyên đơn dân sự đều có kháng cáo đề nghị xem xét lại tư cách tham gia tố tụng của Vietinbank và đòi ngân hàng này phải có trách nhiệm trong việc bồi thường gần 4.000 tỷ đồng mà Huyền Như đã chiếm đoạt

Bản án sơ thẩm xác định, năm 2007, Như vay trên 200 tỷ đồng với lãi suất cao từ tín dụng đen để đầu tư kinh doanh bất động sản ở nhiều tỉnh thành và chơi chứng khoán. Đến năm 2010, do việc kinh doanh thua lỗ, để có tiền trả nợ, Như nảy sinh ý định lợi dụng quyền trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ, giả danh Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và chi nhánh TP HCM huy động tiền của các khách hàng rồi chiếm đoạt.

huynh-nhu-3-2891-1418565149.jpg

Đào Thị Tuyết Nhung, Huyền Như, Võ Anh Tuấn lần lượt từ trái sang phải tại phiên tòa sơ thẩm. Ảnh: Hải Duyên.

Để thực hiện ý định, Như đã thuê làm giả 8 con dấu, giả chữ ký để dụ 9 công ty, 3 ngân hàng và cùng nhều cá nhân gửi tiền vào Vietinbank với lãi suất cao sau đó làm giả sổ tiết kiệm, lệnh chi để chiếm đoạt tổng số tiền gần 4.000 tỷ đồng.

Trong đó, từ tháng 10/2010 đến tháng 9/2011, thông qua hai cán bộ là phó phòng quản lý quỹ và phó phòng kế toán của ngân hàng ACB, Như đã huy động của nhà băng này hơn 1.100 tỷ đồng với mức lãi suất “trên trời” là 14%/năm (trong hợp đồng) và số tiền lãi chênh lệch ngoài hợp đồng từ 3,8 đến 4,5%. Để hợp thức hóa số tiền gửi này, Như thỏa thuận với ACB ký hàng chục hợp đồng tiền gửi cho hơn 20 nhân viên của ngân hàng này đứng tên.

Để tạo lòng tin, Như vẫn trả lãi đầy đủ cho những khoản vay này, xong thực tế số tiền gốc thì bị chị ta làm giả lệnh chi để chiếm đoạt và chuyển tiền thẳng từ những tài khoản này cho các chủ nợ trong quỹ tín dụng đen. Tổng cộng Như đã chiếm đoạt của ACB hơn 718 tỷ đồng. Trong đó, Như khai đã "lót tay" cho cán bộ ngân hàng này 3,7 tỷ đồng chênh lệch ngoài hợp đồng.

Liên quan đến khoản thiệt hại hơn 718 tỷ đồng, cựu phó chủ tịch HĐQT ACB Nguyễn Đức Kiên cùng 5 lãnh đạo cấp cao của ngân hàng này đã bị cáo buộc về hành vi cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại nghiêm trọng và đã được đưa ra xét xử trong một vụ án khác.

Sau khi xét xử sơ thẩm, TAND TP HCM cũng kiến nghị tới các cơ quan chức năng về việc điều tra và khởi tố thêm nhiều cá nhân, cán bộ của các công ty, ngân hàng liên quan về hành vi giúp sức hoặc sai phạm dẫn đến để Như chiếm đoạt số liền lớn.

Phiên xử phúc thẩm dự kiến sẽ kéo dài đến ngày 31/12.

 

Hải Duyên
Đồ họa: Tiêu Trung

vnexpress